Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024)

Bài 2: “Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ”

TS. Nhị LêNguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Vượt ra khỏi phạm vi dân tộc, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa con đường đấu tranh tự giải phóng và khẳng định: Trong điều kiện hiện nay, một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng nếu quyết tâm đoàn kết chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, được sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng cách mạng và nhân dân tiến bộ trên thế giới, thì hoàn toàn có thể đánh bại những đội quân xâm lược, dù hùng mạnh nhất và hung hãn nhất.

“Tiếng sấm Điện Biên Phủ” rền vang!

Điện Biên Phủ là khâu đột phá quan trọng vào hệ thống thuộc địa, gợi mở những suy nghĩ mới về tầm nhìn, đường lối, phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và kế sách làm thay đổi số phận của nhân dân các nước thuộc địa đang rên siết dưới ách nô dịch của thực dân.

Các quốc gia châu Phi vốn được xem là “thành trì của chính sách bóc lột thuộc địa”, khi làn sóng ngầm của phong trào giải phóng dân tộc nơi đây dù ngày một lớn mạnh, nhưng vẫn nén lại, dường như vẫn thiếu những điều kiện đủ. Và, “tiếng sấm Điện Biên Phủ” rền vang!

Chiến thắng của Điện Biên Phủ củng cố quyết tâm đấu tranh của nhân dân Algeria khi phong trào cách mạng nước này đang trong giai đoạn khó khăn, thử thách nhất và khẳng định, chỉ bằng con đường vũ trang mới có thể giành được độc lập thực sự. Ngày 8.5.1954, không khí của “Ngày chiến thắng 7.5” tràn ngập khắp các ngõ phố thủ đô Algeria, hàng triệu người dân hoan hỉ xuống đường, mít tinh hô vang khẩu hiệu “Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp - Điện Biên Phủ”. Từ trong nhà đến các nhà hàng, món ăn nào ngon nhất đều được đặt tên là “món Điện Biên Phủ”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại Lễ mừng chiến thắng ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu tại Lễ mừng chiến thắng ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ Ảnh: Tư liệu TTXVN

Từ khí thế thắng lợi của Điện Biên Phủ, Mặt trận dân tộc giải phóng Algeria - tổ chức đại diện cho quyền lợi của đại đa số nhân dân tiến bộ trong xã hội - ra đời nhận được sự hưởng ứng của phần lớn các đảng phái và tổ chức yêu nước đã ra tuyên bố: “Những quan hệ thân thiện và hợp tác có lợi về các mặt kinh tế và văn hóa sẽ được thiết lập giữa Algeria và nước Pháp nếu Chính phủ Pháp chịu từ bỏ chính sách thực dân của mình và chịu để Algeria thực hiện quyền độc lập hoàn toàn và đầy đủ của họ. Còn nếu Chính phủ Pháp cứ đợi có một trận “Điện Biên Phủ Algeria” để rồi ăn năn hối lỗi thì quan hệ giữa Pháp và Algeria sẽ mãi mãi bị đứt đoạn”.

Nhưng, thực dân Pháp không những không đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Algeria mà còn tiếp tục đàn áp dã man hơn nhưng vẫn không thể dập tắt được phong trào cách mạng đang sôi sục. Và, như một tất yếu, “Người Algeria bước lên con đường mà những người anh em Việt Nam đã vạch ra”.

Sau 8 năm kiên trì, bền bỉ tranh đấu (1954 - 1962), nhân dân Algeria buộc Chính phủ Pháp phải thừa nhận độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Khi nói về thắng lợi này, A. Bensala - Chủ tịch Thượng viện Algeria cho rằng: “Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn. Cuộc đấu tranh anh hùng của Nhân dân Việt Nam đã thôi thúc chúng tôi đi đến cùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập. Việt Nam là biểu tượng của tự do và lòng dũng cảm. Chiến thắng Điện Biên Phủ trả lời cho chúng tôi câu hỏi: Nhân dân Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân, thì tại sao Algeria lại không thể?”.

Nếu trước đây, phong trào giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ, rời rạc thì tới thời khắc đó, “ngọn lửa Điện Biên Phủ” với sức lan tỏa mãnh liệt của nó, đã thổi bùng phong trào cách mạng đang âm ỉ, thức tỉnh các dân tộc sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới vùng dậy đấu tranh và trở thành chất xúc tác gắn kết phong trào thành một khối vững chắc, là khởi nguồn tạo nên dòng thác khổng lồ cuốn trôi từng mảng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mà chúng ảo tưởng về thứ trật tự vĩnh cửu, về “định mệnh an bài”, như chính giới thực dân rêu rao!

Và, "tiếng sấm Điện Biện Phủ" càng rền vang!

“Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm cho các dân tộc thuộc địa ngửng cao đầu”. Nó thúc giục nhân dân châu Phi vùng dậy giành độc lập dân tộc và đòi lại quyền sống cho mình, tạo nên một phản ứng dây chuyền, từ Morroco, Sudan, Gana, tới Guinea, Madagascar, Cameroon..., phá tung xiềng xích nô lệ, buộc thực dân Pháp phải trao trả nền độc lập. Năm 1955, Hội nghị 29 nước Á - Phi họp ở Bandung (Indonesia) đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào giải phóng dân tộc; lần đầu tiên trong lịch sử những dân tộc hàng trăm năm bị gạt ra ngoài lề lịch sử đã liên kết lại để công khai lên án chủ nghĩa thực dân và hợp tác giúp đỡ nhau vì mục đích hòa bình, độc lập dân tộc.

Và, năm 1960 đi vào lịch sử nhân loại với tên gọi “Năm châu Phi”, khi 17 nước châu Phi đồng loạt tuyên bố độc lập, dù với những hình thức và mức độ khác nhau nhưng thành công của họ đều mang “dấu ấn Điện Biên Phủ”. Sau trận Điện Biên Phủ, những người lính châu Phi hồi hương mang theo bài học về cuộc chiến tranh Việt Nam; nhiều người trong số họ đã trở thành chiến sĩ, người lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và tích cực phát huy những kinh nghiệm đó để phục vụ sự nghiệp cách mạng của quê hương. Cao trào cách mạng dâng cao mạnh mẽ càng làm cho nhịp độ sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu như trước Chiến tranh thế giới thứ hai, “lục địa đen” chỉ có hai nước Ethiopia và Liberia được trao trả độc lập trên danh nghĩa, thì đến 1968, có tới 39 nước ở châu lục này (gồm 85% lãnh thổ và 93% dân số) đã giành được thắng lợi với mức độ độc lập khác nhau.

Không những thế, Điện Biên Phủ đã góp phần đổi dòng chảy lịch sử, hình thành một cục diện mới cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở ngay khu vực châu Á, nơi Việt Nam đứng chân, tỏa sáng và tạo ra điểm tựa cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Điển hình như việc Campuchia được công nhận là quốc gia lập hiến sau Hiệp định Geneva (1954), Malaysia tuyên bố độc lập (1957)... Và, trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 10 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Thiếu tướng Kian Giap (Myanmar) cho rằng: Khi bọn đế quốc đang bối rối ở Điện Biên Phủ, chúng tôi có thời cơ thuận lợi để tiêu diệt Quốc dân Đảng hoạt động dưới cùng một chiến lược của đế quốc chủ nô. Cho nên, chiến thắng Điện Biên Phủ không những khuyến khích chúng tôi về tinh thần mà còn giúp chúng tôi phải chịu ơn nhân dân Việt Nam dũng cảm.

Chiến thắng cho “một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới bắt đầu”

Sức lan tỏa của chiến thắng Điện Biên Phủ vượt qua giới hạn không gian, độ trễ thời gian, trở thành “kim chỉ nam hành động” và tạo nên sức bật mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của nhân dân bị áp bức ở phía Tây bán cầu - châu Mỹ La-tinh.

Ngày 1.1.1959, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Cuba do Fidel Castro lãnh đạo thắng lợi đã lật đổ được chế độ độc tài quân sự Batista. Cách mạng thành công ở một quốc gia nằm ngay cửa ngõ nước Mỹ đã đưa Cuba trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mỹ La-tinh, đồng thời đập tan ấn tượng về sức mạnh không thể khuất phục của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Khẳng định con đường đúng đắn của cách mạng Cuba, Đảng Cộng sản Paraguay ra tuyên bố: “Chỉ có thể dùng bạo lực ở bên dưới để trả lời bạo lực từ trên xuống”.

Và, năm 1961, Cuba chính thức đứng vào hàng ngũ các nước XHCN đã góp phần nối liền hệ thống XHCN từ Âu sang Á đến tận khu vực Mỹ La-tinh. Thành quả của cách mạng Cuba tác động sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới, góp phần khơi dậy niềm tin vào tiềm năng sức mạnh lớn lao của các dân tộc thuộc địa. Nói như nhà thơ người Haiti Rone Depesro, rằng: Tinh thần Điện Biên Phủ ngày nay là ánh đèn pha chiếu rọi cho hàng triệu người bị áp bức trên toàn thế giới và sự trung thành với tinh thần vinh quang đó là điều bảo đảm duy nhất cho thắng lợi trong hành động cách mạng chống sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao Lá cờ
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao Lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị lập công. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Theo gương đó, với tinh thần Điện Biên Phủ, một loạt nước châu Mỹ La-tinh: Bolivia, Venezuela, Colombia, Peru... đã lật đổ chính quyền độc tài phản động, thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, giành lại quyền tự quyết dân tộc tại các quốc gia này. Điện Biên Phủ là "phát pháo hiệu", là tấm gương cho sự bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia khu vực Mỹ La-tinh, tiếp thêm sức mạnh cho họ đứng lên chống lại chế độ độc tài thân Mỹ, tạo thêm nhiều “Điện Biên Phủ của châu Mỹ La-tinh” biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy”.

Và, ngay trên bán đảo Đông Dương, chiến thắng Điện Biên Phủ buộc bọn đế quốc phải ký kết Hiệp định Geneva về Đông Dương, thừa nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cũng như của hai nước Lào và Campuchia.

Không thể nghi ngờ, việc các nước đế quốc phương Tây công nhận nền độc lập của hàng loạt quốc gia ở các châu Á, Phi, Mỹ La-tinh tự nó đồng nghĩa với việc thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Nó góp phần to lớn cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân loại tiến bộ và giáng một đòn chí mạng vào nền móng của chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, đánh sập thành lũy chủ nghĩa thực dân cũ ở vị trí xung yếu nhất, kéo theo sự tan rã có tính chất liên hoàn, rộng khắp trong hệ thống thuộc địa già cỗi của chủ nghĩa thực dân sau hàng trăm năm hình thành và phát triển. Thắng lợi của Nhân dân Việt Nam không chỉ tạo ra thời cơ thuận lợi cho phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa mà còn xác tín niềm tin về quyền quyết định vận mệnh dân tộc phải thuộc về họ mà không ai có thể thay thế được.

Tất cả báo hiệu sự thất bại không tránh khỏi của chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ đứng đầu; cổ vũ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới trong suốt thế kỷ XX, góp phần vào tiến trình Liên Hợp Quốc ra Nghị quyết về phi thực dân hóa trên toàn thế giới năm 1960, báo hiệu sự thất bại chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chủ nghĩa thực dân mới do đế quốc Mỹ cầm đầu; cổ vũ sự phát triển rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc của phong trào cách mạng thế giới trong suốt thế kỷ XX.

Điện Biên Phủ “đã làm thay đổi số phận thế giới”, “làm cho các dân tộc thuộc địa ngẩng đầu”và trở thành danh từ chung của nhân loại tiến bộ suốt thế kỷ XX và tới tận hôm nay.

Đó là chiến thắng cho “một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới bắt đầu”!

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, ĐBQH TP. Cần Thơ, tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11
Chính sách và cuộc sống

Ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số

Cuối tuần qua, Quốc hội đã thảo luận tổ về dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại Tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Kon Tum), chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số là nội dung nhiều đại biểu quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết
Chính sách và cuộc sống

Đòi hỏi khách quan, cấp thiết

Doanh nghiệp nhà nước có vị trí, vai trò quan trọng nhưng thực tế “định vị” này chưa tương xứng với tiềm lực, nguồn lực. Và trong bối cảnh nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là đòi hỏi khách quan, cấp thiết.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát.